Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2013

Tư vấn thiết kế quán Cafe với kính

Mỗi ngày dường như lại có thêm quán cà phê mới được khai trương, nhưng hầu hết lại tọa lạc ở khu vực trung tâm thành phố. Với những quận huyện vùng ven như Bình Tân thì việc đầu tư cho một không gian cà phê mới phải được cân nhắc kỹ lưỡng hơn.
>>Tầm quan trọng của việc thiết kế trang trí nội thất nhà hàng, quán cafe, mấu chốt của sự thành công
>>Tư vấn cách trang trí quán cafe đẹp
Vì vậy, một điểm đến có diện mạo như Mocca Coffee Lounge vẫn còn khá hiếm hoi. Bài viết này bạn cùng kinhdoanhcafe.com tìm hiểu rõ hơn về thiết kế quán cafe với kính của Mocca Coffee Lounge nhé.
Tọa lạc tại góc giao lộ đường số 1 và đường số 14 của phường Bình Trị Đông B, Mocca được xem là “hiếm”, bởi xung quanh chưa có một mô hình coffee lounge nào khác.
thiet-ke-quan-cafe-voi-kinh-1
Điều đáng chú ý không hẳn là tính sang trọng thời thượng của mô hình này, mà là tác động của diện mạo kiến trúc tới khách qua đường, ở những cảm nhận của ẩm khách khi bước vào không gian nội thất: một hình khối đơn giản, trong suốt với chất liệu kính áp vào toàn bộ công trình, “khoe” mọi hoạt động và kết cấu kiến trúc bên trong.
Thuật ngữ “double skin” không hề xa lạ với kiến trúc Tây Âu trong những năm gần đây. Nó gợi mở về một kiến trúc có hai lớp bao che với khoảng đệm giữa hai lớp là sự lưu thông của gió nhằm làm mát và tránh bức xạ nhiệt lên công trình. Ở Mocca, nó được ứng dụng cụ thể bằng một công trình được bao che bởi hai lớp kính gián cách nhau, tạo nên một khoảng đệm với chức năng tương tự.
thiet-ke-quan-cafe-voi-kinh-2
Khoảng đệm này còn có tác dụng về mặt cảm giác, như một thủ pháp gián cách con người ở đó với những tiếng ồn ào tấp nập của dòng xe cộ lưu thông. Người thưởng lãm đi vào công trình qua một khoảng sân trong, nơi chỉ một chút xanh leo trên tường cũng gửi gắm được ý nghĩa tượng trưng về một thiên nhiên thứ hai, vắng hẳn tiếng ồn.
Việc sử dụng kính nhiều cả ở ngoại và nội thất đã tỏ ra hiệu quả: khả năng lớp chồng lớp, hình ảnh chồng hình ảnh làm cho công trình có hiệu ứng về thị giác rất mạnh. Kiến trúc nội thất nhìn rất đơn giản nhưng vẫn giàu yếu tố không gian: có những không gian chỉ cao 2,6m, nhưng cũng có những không gian vượt hẳn 5 mét, trong sự đan cài có cấu trúc.
thiet-ke-quan-cafe-voi-kinh-3
Nhờ những lớp kính trong suốt, việc bố trí ánh sáng đơn sắc tập trung vào những mảng kết cấu cột, đà… ở khu vực sân trong, tạo nên điểm nhấn cho toàn bộ công trình. Khi đêm xuống, ánh sáng khiến cho những chiếc cột nổi bật hẳn lên.
Những ai ưa thích đi cà phê để khám phá một không gian mới thì có lẽ Mocca Coffee Lounge mà kinhdoanhcafe.com giới thiệu trong bài viết này là một điểm đến thú vị, không nên bỏ qua.
Kinhdoanhcafe.com sưu tầm

Một số kinh nghiệm thiết kế nội thất quán cafe, nhà hàng

Kinhdoanhcafe.com xin chia sẻ với bạn đọc một số kinh nghiệm thiết kế nội thất nhà hàng, quán cafe mà chúng tôi tích lũy được trong quá trình thiết kế và thi công các dự án trong lĩnh vực này.
Cách bài trí và thiết kế không gian là một trong những nhân tố chủ yếu làm nên thành công của kinh doanh nhà hàng. Bạn sẽ cần quan tâm tới kích thước và khả năng sắp xếp của phòng ăn, không gian bếp, kho lưu trữ và văn phòng. Thông thường, các nhà hàng dành khoảng 40-60% diện tích cho không gian ẩm thực, 30% cho bếp và khu vực phụ cận. Diện tích còn lại thuộc về kho và văn phòng.
kinh-nghiem-thiet-ke-noi-tha
Khu vực ăn uống Đây là nơi sẽ mang tới cho bạn nguồn thu chính cho công việc kinh doanh nhà hàng. Vì vậy, điểm đầu tiên bạn cần lưu ý là không cắt giảm diện tích khi thiết kế phòng ăn.
– Ghé thăm các nhà hàng khác và tham khảo mẫu thiết kế của họ.
– Quan sát các thực khách: Họ có phản ứng tích cực với phong cách thiết kế của nhà hàng đó không? Không gian có thực sự thoải mái và khách hàng có phải di chuyển chỗ ngồi khi đã bắt đầu bữa ăn? Ghi lại những điểm tốt và những thiếu sót của nhà hàng đó.
– Đối với một nhà hàng ăn tối nhỏ và khá bình dân, bạn cần khoảng 1,4m2 – 1,8m2 cho mỗi chỗ ngồi để đảm bảo tốt nhất sự thư giãn và thoải mái cho thực khách cũng như chỗ đi lại cho nhân viên phục vụ.
kinh-nghiem-thiet-ke-noi-tha
Khu vực chế biến Thông thường, khu vực chế biến của một nhà hàng không được thiết kế một cách hiệu quả và ảnh hưởng tới không gian bếp cũng như chất lượng dịch vụ. Nghĩ tới từng món ăn có trong menu nhà hàng khi bạn quyết định không gian cho mỗi thành phần chế biến.
noi-that-nha-hang
Bạn sẽ phải tính toán cả diện tích dành cho việc nhận hàng, lưu kho, chuẩn bị thức ăn, nấu nướng, rửa bát, trang thiết bị của nhân viên và không thể không kể đến một văn phòng nhỏ tiện cho việc quản lý hàng ngày của bạn. Sắp xếp khu vực cung cấp thực phẩm sao cho rất gần vị trí của các đầu bếp.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý tới không gian dành cho 2 hay nhiều hơn 2 đầu bếp làm việc vào những giờ bận rộn nhất của nhà hàng.
Kinhdoanhcafe.com